Sự Thật Ngày Vía Thần Tài Làn Gì Và Nên Làm Gì

vía thần tài
4.5/5 - (4 bình chọn)

Gieo Nhân Tài Lộc

  • Hôm nay ngày Vía Thần tài
  • Người dân nô nức mua vài đồ may
  • Nào là vàng bạc cầm tay
  • Mang về thờ cúng chẳng hay nghi ngờ
  • Tiền đâu ở đó mà chờ
  • Tài đâu ở đó nhận vơ của mình
  • Những người có trí tuệ minh
  • Sẽ đi tìm hiểu sự tình sâu xa
  • Kinh điển Nguyên thuỷ kể là
  • Có vị tu sĩ ôn hoà, uy nghi
  • Tên ngài là Sivali
  • Có tài, có lộc đã đi tu hành
  • Ngài ban điều phước, điều lành
  • Chẳng cầu, chẳng cúng, chẳng giành với ai
  • Tài lộc cũng thế chẳng sai
  • Gieo nhân thiện phước, ngày mai đủ đầy…

Nguồn Gốc Ý Nghĩa Của Ngày Vía Thần Tài

Ngày nay theo phong tục dân gian từ xưa lưu truyền rằng vào ngày 10/1 âm lịch mỗi năm là ngày Vía Thần Tài. Ngày này dân chúng thường đổ xô đi mua vàng để mong được sự hộ trì và ban phước từ ngài Thần tài.

Tuy nhiên chúng ta thường chạy theo số đông và làm theo một cách mù quáng mà không hiểu rõ ý nghĩa của ngày này. Chúng ta bị dẫn dắt bởi truyền thông và những quan niệm xưa. Nếu đúng mua vàng sẽ được may mắn và giàu có, vậy tự hỏi thế gian này ai không thể giàu?

Ngày này ai ai cũng đổ xô đi mua vàng để dâng lên Thần Tài. Chưa biết có được gì không nhưng cái mất đầu tiên đó là mệt mỏi chen lấn, xô đẩy để mua vàng.

Vậy tại sao cả năm tại sao không thờ vàng luôn cho tiện mà mỗi năm chỉ có một ngày ông thần Tài mới được thờ vàng?

Thứ hai, ngày này chúng ta chấp nhận mua vàng với giá rất cao và những ai bán vàng chắc chắn sẽ giàu trước.

Thứ ba, nếu ngài thần tài là bậc thánh thì chắc chắn ngài không mong muốn vì mình mà biết bao chúng sinh bị giết hại. Nào là lợn, cá, tôm, cua, thịt cầy, rồi rất nhiều sinh vật khác được dâng lên thờ ngài. Chưa kể vàng mã đốt rất nhiều làm ô nhiễm môi trường xa hơn là dần tàn phá mẹ thiên nhiên.

Vậy ta hãy đi ngược dòng lịch sử để hiểu rõ hơn nguồn gốc của Thần Tài.

Theo kinh điển Phật Giáo nguyên thủy thì ngày 10/1 là ngày sinh của bậc thánh tăng SIVALI. Ngài nổi tiếng không vì sự tu tập hay có thần thông và tinh tấn như các bậc thánh khác, mà vì được xem là ĐỆ NHẤT TÀI LỘC.

Hồi còn nhỏ ngàI đi đến đâu cũng được cho đồ ăn, thức uống và mọi thứ. Nó nhiều đến mức có thể phân phát lại cho những người khác ăn vẫn đủ. Sau đó ngài xuất gia theo Đức Phật.

Và khi đã xuất gia, ngài đi tới đâu chúng sanh cũng cúng dường cho ngài vô cùng nhiều, cho hàng ngàn người ăn cũng đủ. Nhưng ngài không ích kỷ mà đều phân phát lại cho mọi người. Từ đó chúng ta thể hiện sự tôn kính một bậc thánh tăng ĐỆ NHẤT TÀI LỘC.

Đó mới chính là nguồn gốc của Thần tài. Tuy nhiên khi đạo Phật truyền sang một số địa phương đã có sự giao thoa văn hóa với tín ngưỡngtôn giáo của các địa phương đó dẫn đến có rất nhiều chi tiết đã được thêm thắt và sửa đổi theo hướng sai lệch đi rất nhiều.

Vậy nên đức Phật đã dạy chúng ta rằng: Đừng vội tin bất cứ điều gì mà nó là truyền thống, mà chúng ta cần suy xét lại những bậc tiền bối để tìm ra cái đúng chứ không mù quáng tin theo.
Trước khi Phật viên tịch, ngài Ananda có hỏi nên thờ cúng ngài như nào.

Thì Đức Phật có nói việc thờ cúng không quan trọng mà điều quan trọng là hãy tu tập theo lời ngài dạy. Cho nên ngày nay việc thờ cúng bất kì ai là để noi gương bậc thánh nhân và làm theo đức hạnh của họ.

Cũng như Thần Tài chúng ta thờ thì chúng ta cần noi gương theo ngài SIVALI chứ không phải cầu xin bất cứ điều gì cho bản thân.

Chúng ta cần có sự tu tập và sự buông bỏ về vật chất, tâm cho đi rộng lượng như ngài, như vậy mới là ý nghĩa của việc thờ Thần tài, chứ không phải tham lam cầu mong gì cho bản thân như ngày nay vẫn làm.

Thích Tâm Nguyên
Sư thầy được yêu thích và ủng hộ đông đảo qua những chia sẻ về những tư tưởng và triết lý của Đức Phật. Là một nhà sư xuất gia đã từng có thời gian tu tại chùa Hoằng Pháp. Vì sư thầy thông thạo tiếng anh nên đã được ủy thác đi du học tại Mỹ